Theo Đông y, hạt mè (vừng) có tính ngọt, khí bình, không độc, bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt…
Hạt mè có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ trung, hòa ngũ tạng, chữa được chứng phong thấp, lỡ ngứa và hư lao. Dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
Lá mè vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá mè làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá mè tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.
Nấu lá mè làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn
Theo “Bản thảo cương mục” hạt mè bổ dưỡng ngũ tạng, chưng với mật ong làm bánh chữa được “bách bệnh”. Sách “Nam dược thần hiệu” lại nói hạt mè vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận trường, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, thúc đẻ, chữa mụn lở… rất công hiệu. Trong 2 loại mè trắng và đen thì mè đen giàu dược tính hơn nên thường làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số cách tiêu biểu chữa bệnh hiệu quả từ mè.
Ở Nhật Bản, muối mè là món gia vị bổ dưỡng và quân bình âm dương nên có thể dùng hàng ngày với bất cứ thức ăn nào, đặc biệt muối mè ăn với gạo lức là thực đơn căn bản của phương pháp thực dưỡng Ohsawa (ảnh, mè phải còn nguyên vỏ và muối phải là muối biển chưa tinh lọc đem rang).
Giáo sư Ohsawa còn bày cách dùng dầu mè làm một loại dầu nóng rất công hiệu gọi là “dầu mè gừng”: giã gừng tươi vắt lấy nước cốt trộn với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa xát hay đánh gió khi cảm, sốt; xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, sưng, bầm; bôi vết lở ở lỗ tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gàu và rụng tóc. Dưới đây là vài cách chữa bệnh từ mè theo cổ phương.
Chữa táo bón: táo vón biểu hiện đại tiện không ra, trong bụng tức ách, người bức bối khó chịu, nếu không chữa ngay sẽ trở thành chứng táo bón kinh niên. Cần dùng 1 chén dầu mè, hoặc nhai một nắm hạt mè trắng hay đen đều được vào mỗi buổi sáng, sẽ giúp đi tiêu dễ dàng…
Chữa viêm đại tràng mãn: dùng một thăng (ứng với 1 lít) mè đen rang có mùi thơm, cùng 1 chén mật mía. Mỗi lần uống lấy 1 thìa canh mè và 1/3 thìa canh mật mía trộn với nhau rồi uống, ngày 2 lần, uống trong 1 tháng sẽ khỏi.
Chữa trúng nắng ngất xỉu: theo “Nam Dược thần hiệu”, trời hè nóng nực người yếu khi ra trời nắng dễ bị trúng nắng ngất xỉu. Gặp trường hợp này lấy 1 thăng (1 lít), sao gần cháy, để nguội tán nhỏ uống mới nước mới múc. Mỗi lần uống 3 đồng cân (12g), rất công hiệu.
Chữa chứng ngộ độc nặng: theo “Nam Dược thần hiệu”, bị trúng độc nặng, đại tiện ra máu màu như gan hoặc nôn ra máu, đau bụng như cắt ruột, tức nghẹt, bụng trướng, rất dễ biến chứng do độc chất ngấm vào phủ tạng mà chết (nếu không chữa trị kịp thời), cần lấy ngay 1 bát dầu mè cho uống, chất độc sẽ nôn thốc ra được thì sẽ khỏi.
Chữa rụng tóc: theo “Hoa Hạ Kỳ Phương”, mỗi lần chải đầu tóc bị rụng nhiều hoặc sáng dậy thấy tóc rụng vương vải trên gối. Lấy 1 bát ăn cơm mè rang chín, tán nhuyễn thêm đường nấu uống tóc sẽ hết rụng và đen mượt.
Chữa tai bỗng bị điếc: theo “Nam Dược thần hiệu”, tai bỗng tự nhiên điếc, do thận bị bệnh làm thận khí và tâm khí bất giao (không giao thông với nhau) với nhau như bình thường. Vậy dùng dầu mè mỗi ngày nhỏ vào tai vài lần, mỗi lần vài giọt cho đến khi nào tai hết điếc thì ngừng.
Chữa đau răng: thường do hỏa trong người quá vượng mà phát nhiệt rồi sinh bệnh. Cần dùng 1 bát ăn cơm mè đen và 1 bát nước sắc còn lại 1 bát chia đều ra ngậm và súc miệng trong ngày nhiều lần. Sau khi súc miệng thì nhổ đi không nuốt. Chỉ cần 2 lần sắc thang này là khỏi đau.
Chữa bụng đầy trướng: theo cổ phương, lấy một bát ăn cơm mè đen, nấu thành cháo, thêm ít vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội thì húp.
Âm hộ ngứa sinh lở: theo “Nam Dược thần hiệu”, lấy một nhúm mè, tự nhai nhuyễn đắp vào nơi ngứa lở vài làn sẽ khỏi.
Chữa ung thư (nhọt) vỡ phá miệng lâu ngày không thu: theo “Nam Dược thần hiệu”, dùng mè đen sao cháy, giã bột rắc vào sẽ thu miệng. Cách này rất hiệu nghiệm.
Theo Phunutoday