Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng. Và dưới đây là những cách trị nhiệt miệng ngay tại nhà hiệu quả nhất!
Nghiên cứu khoa học về tác dụng mật ong đối với nhiệt miệng
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Quintessence International, cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong được xem là an toàn và hiệu quả nhất trong việc điều trị nhiệt miệng.
Các nhà nghiên cứu ở Ả rập Saudi chia 180 người bị nhiệt miệng ở các thế khác nhau thành 3 nhóm.Một nhóm chỉ dùng mật ong để điều trị. Hai nhóm còn lại sử dụng thuốc chống viêm có chứa corticoid để bôi cho vùng da đặc trưng.
Tất cả tình nguyện viên đều được phát tăm bông để bôi mật ong và corticoid lên chỗ nhiệt miệng sau khi ăn, liên tục trong 8 ngày và ngừng sử dụng nếu vết loét khỏi hoàn toàn. Họ được theo dõi kỹ càng về quá trình thuyên giảm cảm giác đau và bất kỳ phản ứng phụ nào, trong khi các nhà khoa học đánh giá kích thước và mức độ viêm nhiễm của vết loét.
Kết quả cho thấy, sử dụng mật ong, thường trong khoảng 3 ngày giúp chữa lành vết loét nhiệt miệng nhanh hơn biện pháp còn lại. Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét sau mỗi bữa ăn. Bạn sẽ thấy cảm giác đau giảm dần và biến mất chỉ sau 3 ngày.
Hoặc bạn có thể cho bột nghệ và mật ong vào rồi trộn đều cho đến khi được một hỗn hợp thật đều và mịn. Dùng hỗn hợp trên bôi lên vào vùng da bị lở do nhiệt, để yên trong vòng 1 phút sau đó súc miệng sạch, ngày làm như vậy từ 2 – 3 lần. Có thể lưu giữ hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để dùng cho những lần sau.
Vỏ dưa hấu
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
Lá rau ngót
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Theo Phunutoday