Rau dền rất phổ biến trong mùa hè bạn hãy thường xuyên ăn chúng để có sức khỏe tốt.
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.
Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau dền chữa bệnh
Chữa bỏng, thúc nhọt chóng mưng mủ: Lấy lá rau dền giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
Chữa phụ nữ hậu sản: Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Kết quả rất tốt.
Chữa bạch đới, khí hư: Lấy rễ rau dền gai 20 g, lá bạc hà 16 g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước lấy 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa đi lỵ ra máu: Rễ dền gai 20 g, lá huyết dụ 12 g, trắc bá diệp 8 g, hoa hòe 4 g. Đem các vị thái nhỏ, sao vàng, sắc lấy nước uống như trên.
Lưu ý khi ăn rau dền
Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, việc 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc. Gặp trường hợp này, cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Rau dền đỏ rất kỵ với tiết canh, đặc biệt là tiết canh vịt và tiết canh lợn; có thể gây tháo dạ (tiêu chảy) nếu ăn cùng. Do rau dền có tính mát, nên không thích hợp dùng cho người thể chất lạnh; tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính.
Theo Phunutoday