Để tránh rua củ nhiễm thuốc trừ sâu, cách tốt nhất là làm sạch chúng với giấm bằng một số cách sau để tiêu diệt vi khuẩn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho gia đình bạn. Đồng thời, rửa rau củ quả với giấm sẽ giúp chúng không bị mốc, thối, hỏng trong vòng vài ngày.
Với rau củ có bề mặt nhẵn
Pha hỗn hợp nước với giấm theo tỉ lệ 1-3 và dùng bình xịt xịt lên các loại rau của có bề mặt mịn như cà chua, táo, nho… rồi để trong khoảng 1 phút trước khi dùng tay nhẹ nhàng chà xát và rửa sạch lại với nước lạnh. Hỗn hợp nước giấm sẽ giúp các chất ô nhiễm trên bề mặt rau củ bị phôi ra và bạn sẽ dễ dàng làm sạch chúng hơn.
Với rau củ có bề mặt nhám, sần
Với các loại rau củ như bông cải xanh, rau lá xanh, dưa hấu, khoai tây, hoa quả và các sản phẩm khác mà không có bề mặt nhẵn hoặc mềm bạn nên ngâm trong hỗn hợp giấm và nước cũng với tỉ lệ 1-3. Axit trong giấm sẽ giết chết tất cả các vi khuẩn.
Với bắp cải, cải thảo hoặc các loại rau có bẹ khác, bạn cần tách lá ra để làm sạch chúng một cách triệt để. Sau khi ngâm chúng với giấm pha nước trong khoảng 2-3 phút bạn rửa lại với nước sạch.
Theo các giáo sư thuộc Đại học bang Colorado (Mỹ), nếu hòa thêm nước chanh với hỗn hợp giấm sẽ tăng hiệu quả làm sạch rau củ hơn do tăng nồng độ axit. Điều này có thể giúp tiêu diệt một lượng lớn các vi khuẩn, bao gồm cả E.coli.
Lưu ý khi làm sạch rau củ bằng giấm
– Để đảm bảo an toàn khi làm sạch rau quả tươi, bạn hãy rửa tay trước và sau khi xử lý chúng.
– Rửa sạch bề mặt mà chúng tiếp xúc như dao, thớt, tô, đĩa.
– Đừng bao giờ cắt trái cây hay gọt vỏ rau củ trước khi rửa chúng, vì điều này có thể làm cho rau củ bị nhiễm bẩn.
– Để rau ráo nước hoặc lau khô củ quả bằng vải khô sạch trước khi sử dụng.
– Với bắp cải và rau diếp, bạn nên bỏ các lá bên ngoài rồi mới ngâm và rửa lá bên trong.
– Khi mua sắm, bạn nên lựa chọn rau củ tươi nguyên, chưa thâm tím và bị hỏng.
3 điều tối kỵ tẩy bằng giấm
Bên cạnh những công dụng tẩy rửa siêu phàm, giấm cũng có những tối kị khi dùng cho các vật dụng trong nhà:
1. Vết bẩn do trứng
Nếu lỡ tay bị rơi trứng ra sàn nhà hoặc vết lem của trứng trên các vật dụng mà dùng giấm sẽ khiến khó sạch hơn. Tính axit của giấm có thể sẽ khiến vết bẩn trứng bị đông cứng.
2. Vết bẩn ở bàn là
Chất tẩy rửa giấm có thể làm hỏng các bộ phận của bàn là. Bởi thế, đừng nên đổ giấm khi thấy bàn là dính bẩn. Muốn loại bỏ các vết bít bẩn, hãy lau sạch bàn là mỗi lần sử dụng.
Mẹo hay làm sạch bàn là: Hòa 1 lượng nhỏ nước rửa bát vào nước ấm, tạo bọt và làm sạch cho bàn ủi, lau lại bằng khăn sạch.
3. Vết bẩn có màu
Vết rượu, mực, kem hay vết nước tiểu… sẽ không hết sạch hoàn toàn chỉ với giấm bởi chúng không hề có phản ứng với axit. Bởi thế, nếu lỡ tay làm đổ hoặc dính các vết bẩn có màu, nhanh chóng lau sạch không để bị cáu bẩn.
Theo Phunutoday