Tỏi trở thành “khắc tinh” của các loại ung thư như ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang.
Riêng ung thư vú, tỏi có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư (carcinogens) tấn công vào các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi có tác dụng kháng ung thư gồm diallye disulphide và s-allystein. Những hợp chất này chỉ “lộ diện” khi tỏi bị đâm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu “tên tuổi” là ajoenes.
– Các bệnh tim mạch: Bằng thế “đòn xóc 2 đầu”, tỏi vừa làm hạ mức “cholesterol xấu”, đồng thời làm tăng lượng “cholesterol tốt”, có tác dụng “dọn dẹp” những mảng xơ vữa đu bám vào thành mạch máu. Tỏi có tác dụng hạ lượng cholesterol tới 9% nếu chỉ cần nhai 2 tép mỗi ngày. Tỏi cũng có tác dụng bảo vệ các động mạch chủ. Đây là những mạch máu của tim có tác dụng duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập.
Tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ gây ra sự xơ cứng đối với các động mạch chủ. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa các động mạch chủ cũng như giúp chúng linh hoạt và dẻo dai hơn.
– Chữa đau răng
Tính chất gây tê của tỏi rất hữu ích cho bệnh đau răng. Khi mắc hiện tượng này, bạn nên thoa chút dầu tỏi lên răng hoặc ngậm tỏi nghiền đều hữu hiệu.
– Giảm đau họng
Tỏi chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho việc chữa bệnh ho, đau họng và viêm thanh quản. Nếu ngứa họng, bạn nên nhai tỏi sống hoặc ăn cùng cà rốt để giảm mùi. Thêm vào đó, nó cũng là phương thuốc tự nhiên chữa cúm hiệu quả.
– Cao huyết áp: Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ vào chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân ở những vùng nào tiêu thụ nhiều tỏi thì ở đấy, họ hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
Theo Phunutoday