Không biết điều này khi dùng đồ đông lạnh là bạn đang giết cả nhà – hãy lưu ý ngay tức khắc!
Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải chú ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé.
Bạn nên rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn.
Không làm đông thực phẩm lần 2
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạn nên rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn. Việc làm đông thực phẩm lần thứ 2 có thể phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng, thực phẩm bị chảy nước và biến chất. Khi đã rã đông, bạn nên chọn cách chế biến, chia thành nhiều phần nhỏ trước khi bảo quản chúng.
Thực phẩm nóng nên để nguội 30 phút trước khi làm lạnh
Trước khi bảo quản thực phẩm, bạn nên để thực phẩm nguội hẳn bởi hơi nước và những chất dinh dưỡng trong thực phẩm là một trong những môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển. Kiểm soát nhiệt độ chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm soát việc tăng trưởng của vi khuẩn.
Bảo quản trong đồ nhựa dễ gây ung thư
Theo nghiên cứu cho biết một số loại thực phẩm như khoai tây chiên không nên bảo quản trong túi nhựa. Bởi vì bản thân khoai tây chiên bình thường đã không tốt cho sức khỏe do chứa hàm lượng muối cao, carbohydrate, calo và chất béo làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
Nếu được bảo quản trong tủ đông thực phẩm này sẽ ngày càng nguy hiểm do các hóa chất có trong nhựa như acrylamide có thể làm tăng khả năng ung thư.
Lưu ý khi dùng thực phẩm đông lạnh
– Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
– Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
– Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
– Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Các phương pháp đông lạnh
Thực phẩm có thể được đông lạnh theo 2 cách: đông lạnh nhanh và chậm. Đông lạnh chậm là phương pháp mà chúng ta áp dụng hằng ngày ở tủ lạnh. Thời gian cần thiết để đạt được nhiệt độ thích hợp cho việc đông lạnh (-18 độ C) là từ 3-72 giờ.
Phương pháp đông lạnh nhanh thường được dùng tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Để đạt được nhiệt độ -18 độ C, thời gian chỉ cần từ 30 phút đến 3 giờ, sử dụng luồng hơi lạnh thổi qua thực phẩm. Phương pháp này có điểm lợi là tạo ra các mẩu tinh thể nước đá nhỏ, nhờ đó thành các tế bào trong thực phẩm ít bị phá hủy hơn các tinh thể nước đá to (vốn được hình thành trong quá trình đông lạnh chậm). Tinh thể nước đá lớn sẽ làm cho thực phẩm dễ bị mềm nhũn sau khi xả đá hoặc đun nấu.
Theo Phunutoday